Độ Chống Nước Đồng Hồ Và Bảo Dưỡng
Để sử dụng đồng hồ được lâu và tốt hơn quý khách vui lòng đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để bảo quản đồng hồ tránh bị vô nước hoặc bị oxy hoá nhanh do sử dùng không đúng quy cách.
1. Mức độ chịu nước của đồng hồ:
Để chiếc đồng hồ vận hành tốt quý khách vui lòng xem kỹ ký hiệu về mức độ chịu nước của đồng hồ được in trên mặt số hoặc ở dưới đáy đồng hồ hay nhân viên chúng tôi cung cấp.
- Ký hiệu Water Resistance 30, 30M, 3 ATM: mức độ chịu nước trung bình, quý khách có thể rửa tay với nước ở nhiệt độ thường.
- Ký hiệu Water Resistance 50, 50M, 5 ATM: quý khách có thể rửa tay, đi mưa (tránh đeo đồng hồ khi mưa to)
- Ký hiệu Water Resistance 100, 100M, 10 ATM: quý khách có thể rửa tay, đi mưa, đi tắm (nước thường, ở nhiệt tình thường)
- Ký hiệu Water Resistance 200, 200M, 20 ATM: quý khách có thể rửa tay, đi mưa, đi tắm, đi bơi (không nên đeo đồng hồ khi lặn)
Lưu ý: khi đồng hồ còn ướt thì không được sử dụng các nút ấn hoặc chỉnh giờ. Quý khách vui lòng lau khô đồng hồ.
Trước khi sử dụng đồng hồ trong môi trường ẩm, phải kiểm tra vỏ, kính có bình thường không, núm đồng hồ đã đóng chặt chưa.
Tuyệt đối không đeo đồng hồ khi dùng nước nóng, tắm nóng lạnh, xông hơi vì nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ co giãn của vỏ và gioăng khác nhau tạo nên khe hở để nước và hơi ẩm lọt vào làm bẩn máy, giảm khả năng chống nước và dễ hỏng máy.
2. Mức Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Không để đồng hồ trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở nơi có nhiệt độ cao trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến bộ máy đồng hồ, rút ngắn thời gian hoạt động của pin và ảnh hưởng đến chi tiết khác.
Không nên để luông khí lạnh của các loại máy điều hòa thổi trực tiếp vào đồng hồ một cách thường xuyên, liên tục. (Nhất là tài xế lấy ô tô nên chú ý)
3. Mức Ảnh hưởng của từ trường:
- Tránh để đồng hồ gần các vật dụng có từ trường mạnh như : tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, máy vi tính, dàn âm thanh.
- Nếu sử dụng đồng hồ dây nam châm quý khách nên lưu ý không để dây nam châm đè lên mặt đồng hồ vì nếu để gần hoặc đè lên đồng hồ không chạy hoặc sai giờ và ngày tháng.
4. Ảnh hưởng của hóa chất và khí gas
Đồng hồ nên tránh tiếp xúc với khí gas, hóa chất như xà phòng, axit, dung môi, thủy ngân hay thuốc tẩy…. vì có thể làm vỏ và dây đồng hồ biến màu, mục dây da hoặc làm hỏng bộ gioăng chống nước của đồng hồ.
5. Chú ý khi chỉnh giờ
Tuyệt đối không chỉnh giờ ngược chiều kim đồng hồ vì sẽ làm hỏng bộ cơ của đồng hồ.
Về cơ bản, tránh chỉnh lịch đồng hồ trong khoảng thời gian từ 9h tối đến 8h sáng hàng ngày, nếu điều chỉnh trong khoảng thời gian này thì sẽ gây hư hại ngoài ý muốn cho hệ thống bánh xe truyền lịch của đồng hồ. (Nên chỉnh lịch vào khung giờ 8h – 12h trưa là tốt nhất)
Sau khi chỉnh giờ và lịch, Quý khách phải đóng chặt núm đồng hồ để tránh tình trạng nước vào.
Đối với đồng hồ automatic nên đeo liên tục tối thiểu trong 8 giờ hàng ngày với mức vận động bình thường thì đồng hồ được lên đủ cót và chạy được khoảng 20 – 40 giờ sau khi không đeo. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể thì cần có điều chỉnh cụ thể.
II. Gợi Ý Cách Sử Dụng Và Bảo Dưỡng:
1. 1 Nên tránh:
- Va chạm và tiếp xúc với chất ăn mòn, nhiệt độ cao hoặc từ trường mạnh.
- Sử dụng bất kì dung môi, chất làm sạch, chất tẩy công nghiệp, chất dính, sơn hoặc các chất xịt mỹ phẩm.
- Đeo đồng hồ cùng các vòng đeo tay vì dễ tạo vết xước hay làm hỏng mặt đồng hồ.
- Chỉnh nút chỉnh giờ khi đồng hồ bị ướt.
- Để đồng hồ nơi nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Sử dụng, nhấn các nút hoặc cài đặt ở dưới nước.
1. 2 Nên làm:
- Làm sạch đồng hồ theo định kỳ vải mềm hơi ẩm để gia tăng tuổi thọ đồng hồ.
- Nếu xuất hiện hơi nước ngưng tụ, cần mang đồng hồ đến Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng của các hãng càng nhanh càng tốt để giảm thiểu hư hỏng bên trong.
- Thay pin khi đồng hồ chạy sai giờ hoặc chuyển động kim giây không đều vì rò rỉ điện do pin chết có thể gây ra hỏng hóc nghiêm trọng cho đồng hồ.
- Tắt nguồn khi không được sử dụng trong thời gian dài, để kích hoạt công tắc bảo quản nguồn đặc biệt và tránh hao pin.
Nguồn: Hãng Khuyến Cáo.